Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

THÔNG TIN TÍN NHIỆM VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI - LÊ ĐÌNH QUẢN

Thông tin tín nhiệm (Credit Information) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, không chỉ cung cấp những cơ sở quan trọng để xây dựng chính sách quản lý vĩ mô mà còn cực kỳ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh song phương. Càng nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra thì càng cần phải thẩm tra kỹ các cơ hội đó.

Thông tin tín nhiệm ở Nước Ngoài

Trong một nước có kinh tế thị trường phát triển, chỉ cần nhấc điện thoại bạn sẽ có trong tay một báo cáo đầy đủ và hợp pháp về cá nhân hoặc thực thể kinh tế. Các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ thông tin sẽ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bạn. Khách hàng của các công ty thông tin thường là các đối tác làm ăn, doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ, chứng khoán và ngân hàng; các nhà bảo hiểm tiền gửi và các nhà bảo lãnh xuất nhập khẩu. Nhiều nước còn quy định bắt buộc ngân hàng hoặc các nhà xuất nhập khẩu phải có những bản báo cáo độc lập do một công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm cung cấp trước khi cho vay hoặc bảo lãnh. Muốn có những thông tin thật quan trọng, người ta thường tìm đến các nhà cung cấp có uy tín. Tại Nhật bản có những công ty đã làm dịch vụ này hơn 100 năm nay. Hiện nay, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lượng các công ty chuyên cung cấp thông tin tín nhiệm. Việt Nam mới chỉ có một công ty chuyên về thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp tư nhân là công ty C&R Việt Nam.

Thông tin tín nhiệm ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, xã hội Việt Nam càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là sau khi có luật doanh nghiệp, các công ty ra đời như nấm sau mưa. Doanh nghiệp tốt nhiều nhưng xấu cũng không phải ít. Bởi vì sự minh bạch hoá là một yêu cầu bắt buộc trong bước đường hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới. Thực chất hội nhập quốc tế chính là sự hội nhập của từng thực thể kinh tế, của từng doanh nghiệp. Hội nhập chính sách là tiên quyết nhưng nếu chỉ nằm trên giấy tờ mà các doanh nghiệp không thực sự xúc tiến để tìm hiểu nhau và hợp tác với nhau thì sự hôi nhập cũng chỉ “khô cứng” mà thôi.

Ngoài nhiều cuộc thảo luận với những yêu cầu chính thức từ hầu hết các bên đối tác, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã trang trọng dành trọn chương VI để đề cập đến vấn đề minh bạch hoá chính sách. Việc chúng ta gia nhập WTO cũng đặt ra vấn đề rõ ràng và thống nhất về chính sách. Thế nhưng làm rõ tình trạng các thực thể kinh tế mới là điều cốt lõi và là đối tượng hướng tới của việc minh bạch hoá chính sách. Thông tin tín nhiệm sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về từng doanh nghiệp với đầy đủ mà sắc. Điều này sẽ rất hữu ích cho công tác quản lý, vì xét cho cùng, quản lý là quản lý thông tin.

Tại điều 116 Luật doanh nghiệp, có quy định cơ quan đăng ký kinh doanh phải xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thế nhưng kể từ ngày Luật có hiệu lực, số lượng cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin rất ít. Khách hàng rất quan tâm đến tình trạng thực tế hiện tại của doanh nghiệp trong khi đó điều này lại rất ít được cập nhật tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong một xã hội dân sự, Nhà nước hướng nhiều hơn tới việc ghi nhận hiện tại và và khuyến định tương lai thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ tư. Dịch vụ cung cấp thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp đang bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam học tập và triển khai và bước đi của công ty C&R Việt Nam được coi là những viên gạch đầu tiên.

Và tương lai tín nhiệm Việt Nam

Việc tìm hiểu và thẩm định khách hàng đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Không chỉ có “tốt đẹp phô ra còn xấu xa đậy vào” mà phải có những bác sỹ chuyên đi bắt bệnh. Khi đó, bản báo cáo của các cơ quan chuyên cung cấp dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp được coi là bằng chứng khách quan nhất. Các công ty này, bằng tất cả nghiệp vụ theo pháp luật của mình, tiến hành xem xét tất cả các chỉ số tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, khuyến nghị các đối tác làm ăn.

Việc “bắt bệnh” một cách độc lập như hiện nay chủ yếu là do các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành. Đây là bước khôn khéo của họ để tìm hiểu mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trước khi tiến hành kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trong nước hiện đang bị các doanh nghiệp nước ngoài - với những ưu thế về vốn, thông tin và trình độ phát triển – tiến hành đàm phán trên thế “thượng phong” và đưa doanh nghiệp Việt Nam vào vị trí bất lợi trong kinh doanh do những hiểu biết đối tác trước đó. Để góp phần làm lành mạnh hoá toàn bộ môi trường kinh doanh và phòng tránh được những rủi ro từ phía đối tác nước ngoài.

Thiết nghĩ đã đến lúc cần những quy định mạnh mẽ và cứng rắn hơn trong việc thẩm định đối tác kinh doanh thông qua một cơ quan kinh doanh thông tin độc lập trước khi tiến hành hợp tác kinh doanh, bảo lãnh, cho vay hoặc xuất khẩu hàng hóa cho họ.Việc có thêm một bản báo cáo tín nhiệm độc lập để tham chiếu là điều rất cần thiết. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiến hành tìm hiểu để mua các báo cáo tín nhiệm về đối tác nước ngoài để tham khảo trước khi giao dịch, làm ăn. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua một công ty chuyên cung cấp thông tin tín nhiệm tại Việt nam theo địa chỉ : www.vietnamcredit.com.vn

Lê Đình Quản

Gíam đốc C&R Việt Nam

___________________

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2007

C&R VIỆT NAM VÀ C&R ASIA

Trên thế giới các tổ chức cung cấp thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp ra đời từ rất lâu và nó gắn với sự phát triển của thị trường chứng khoán và các định chế tài chính. Tại châu Á, Hầu hết các quốc gia đều có các công ty thực hiện đánh giá tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp. Các công ty này đã liên kết với nhau và hình thành nên Cổng thông tin tín nhiệm Châu Á – ASIAGATE.

Sự phát triển của các tổ chức đánh giá tín nhiệm cho thấy nhu cầu minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp (sức khỏe tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng…) là rất cần thiết và đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các thông tin đó là nội dung của 1 báo cáo tín nhiệm và xếp hạng tín nhiệm.

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, lẫn lộn trong các doanh nghiệp mạnh là những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn mập mờ, luôn lừa đảo chiếm đoạt vốn của các doanh nghiệp đối tác, Nhà nước. Để trở thành một nước phát triển, sự đầu tư của các quốc gia, doanh nghiệp phát triển là rất cần thiết. Và muốn vậy, ngòai những chính sách ổn định về ưu đãi đầu tư, Việt Nam cần có những công ty có năng lực làm minh bạch hóa thông tin về các doanh nghiệp. Một thị trường tài chính lành mạnh và một môi trường thông tin minh bạch về các doanh nghiệp sẽ cải thiện hình ảnh Việt Nam trong mắt những nhà đầu tư nước ngoài.

Mong muốn xây dựng một cây cầu thông tin minh bạch nối giữa các doanh nghiệp nước ngòai và Việt Nam, đầu năm 2001, công ty Giải pháp Việt Nam ra đời. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam chuyên cung cấp các báo cáo tín nhiệm. Đầu năm 2004, Giải pháp Việt Nam tách ra thành lập Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R). Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các hãng đánh giá nổi tiếng trên thế giới, C&R đã xây dựng hệ thống đánh giá riêng, phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng mức độ tín nhiệm. Thời gian hoạt động tuy ngắn (bắt đầu làm những báo cáo tín nhiệm đầu tiên vào năm 1999 ) nhưng uy tín C&R đạt được khá lớn, minh chứng là đã trở thành thành viên của ASIAGATE, một tổ chức các doanh nghiệp chuyên cung cấp các báo cáo tín nhiệm trung thực, khách quan và tin cậy.

Vì là một lĩnh vực mới, hoạt động tiếp cận các doanh nghiệp của C&R là rất khó khăn, nhưng các thành viên C&R luôn nỗ lực để đưa ra các báo cáo tín nhiệm chuẩn mực đánh giá khách quan, trung thực nhất về doanh nghiệp. Vì trước khi có các báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp khác thì hoạt động của công ty phải thực sự tín nhiệm.

Kể từ ngày bắt đầu tham gia hoạt động này vào năm 1999, đến nay công ty C&R Việt Nam đã cung cấp hơn hàng chục ngàn báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp Việt Nam cho các công ty, tổ chức nước ngoài. Trong khi đó chỉ mới nhận được hơn 500 đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu công ty nước ngoài. Điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang bị “tìm hiểu” rất nhiều trong khi mình “tìm hiểu lại” các doanh nghiệp nước ngoài chưa được bao nhiêu. Giờ đây khi đã bước chân vào WTO các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhiều về các đối tác nước ngoài thông qua các công ty thông tin tín nhiệm để “biết người biết ta – trăm trận trăm thắng”

Đỗ Việt Hải

Chuyên gia thẩm định tín nhiệm công ty C&R Việt Nam

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007

C&R BẮT MẠCH DOANH NGHIỆP

Mới mẻ, đầy thách thức nhưng nhiều triển vọng

“Hồng Kông có khoảng 300.000 doanh nghiệp nhưng có tới hơn 40 công ty thông tin tín nhiệm. Việt Nam có gần 200.000 doanh nghiệp và khoảng 3 triệu thực thể kinh doanh khác, nhưng nghề này vẫn được coi là rất… mới!”, ông Lê Đình Quản, Giám đốc Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) cho biết.

Ví von về kinh doanh thông tin tín nhiệm, có người gọi các công ty điều tra là “bác sỹ”, còn doanh nghiệp “bị” điều tra là “bệnh nhân”. Chỉ có điều, trong công việc này, “bệnh nhân” không phải trả tiền “bắt mạch”, mà đôi khi “bác sỹ” phải làm điều ngược đời này.

Tiếc tiền “biết người”?

Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thông tin tín nhiệm (Credit Information) được đánh giá rất cao. Khách hàng của các công ty thông tin tín nhiệm thường là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, chứng khoán và ngân hàng, các nhà bảo hiểm tiền gửi và các nhà bảo lãnh xuất nhập khẩu. Nhiều nước còn quy định bắt buộc ngân hàng hoặc các nhà xuất nhập khẩu phải có những bản báo cáo độc lập do một công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm cung cấp trước khi cho vay hoặc bảo lãnh.

Trên bình diện quốc gia, các hãng lớn cũng thường xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Việt Nam đã mời 3 công ty Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. Standard & Poor’s đã “chấm điểm” hệ số tín nhiệm quốc gia đối với các khoản nợ dài hạn bằng nội tệ và hệ số đối với các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ đều ở mức BB - điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn của các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, binh pháp Tôn Tử ai cũng đọc thuộc lòng, nhưng dường như vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam để vào tâm thức. Kể từ năm 1999, C&R đã cung cấp hơn hàng chục ngàn báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp Việt Nam cho các công ty và tổ chức nước ngoài; trong khi đó chỉ nhận được khoảng 500 đơn đặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy sự khác biệt quá lớn trong nhận thức về nhu cầu “tìm hiểu” đối tác làm ăn giữa hai bên. Hệ quả là, trong các cuộc đàm phán, doanh nghiệp nước ngoài thường ở thế “thượng phong”, còn doanh nghiệp Việt Nam, dĩ nhiên là vào thế bất lợi vì mù tịt về “đối thủ”.

Tìm hiểu và thẩm định khách hàng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường - khi ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra, và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn này. Mặt khác, hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hóa cao về thông tin doanh nghiệp (“sức khỏe” tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng…), không thể tồn tại châm ngôn “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Đã đến lúc doanh nghiệp phải biết và phải chịu “phơi” mình để các đối tác hoặc khách hàng thấy rõ mình là ai, ở đâu, làm gì, có thể có năng lực đến đâu và về vấn đề gì ?.. “Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp của chúng ta đều có xu hướng che dấu sự thật về bản thân mình, khuyếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che dấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình”, một nhân viên của C&R cho biết về thực tế hành nghề của mình.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào WTO. Đã đến lúc các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng về các đối tác nước ngoài thông qua các công ty thông tin tín nhiệm để “biết người biết ta”, kiểm soát được rủi ro ở mức cao nhất có thể. Với khoảng 150 USD cho một bản báo cáo tín nhiệm, liệu có là lãng phí cho những hợp đồng đáng giá hàng chục nghìn, thậm chí là hàng trăm, hàng triệu đô la?

Tách ra từ Công ty Giải pháp Việt Nam. C&R đã dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn nhất trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s, Equifax; Jcr..,.xây dựng được hệ thống đánh giá riêng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hệ thống đánh giá này có tới hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB đến D… cho mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

Kể từ tháng 8 năm 2004, C&R chính thức được công nhận là thành viên của ASIAGATE – Công thông tin tín nhiệm châu á. “Sự tín nhiệm mà chúng tôi có được là bởi vì chúng tôi khách quan, độc lập và chỉ cung cấp sự thật về doanh nghiệp”, ông Quản khẳng định. Bản báo cáo tín nhiệm của Công ty được thực hiện bằng các biện pháp nghiệp vụ theo pháp luật, tiến hành xem xét tất cả các chỉ số tài chính và phi tài chính để đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp, khuyến nghị đối tác làm ăn….

Theo tiết lộ của nhân viên C&R, trong điều kiện Việt Nam, các chỉ số phi tài chính có thể chiếm tới 60% trong một bản báo cáo tín nhiệm.Rất nhiều khi, những chỉ số phi tài chính này đã đưa khách hàng tới quyết định đầu tư, làm ăn với đối tác tưởng chừng như không có cơ hội (do năng lực về vốn, cơ sở hạ tầng, về “danh tiếng”…). Điều quan trọng nhất của một báo cáo là đưa ra một bức tranh chi tiết và trung thực cho các khách hàng của mình. Những thông tin được đưa ra phải hoàn toàn mang tính khách quan và được điều tra trực tiếp, trên nguyên tắc “ý thức trách nhiệm như của chính mình”.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

CREDIT INFORMATION PROVIDER

For Credit information in Vietnam, Pls. visit our website

HTTP://WWW.VIETNAMCREDIT.COM.VN

Vietnam Credit information & Rating Company (C&R Vietnam)

CREDIT INFORMATION IN VIETNAM

Credit information & rating company is the first and the most professional agency that provide Credit information & Rating service for many clients in Vietnam and allover the world.

You can visit the Company website at the following:

http://www.vietnamcredit.com.vn

http://www.vietnamcredit.com.vn

______________

C&R Việt Nam chuyên về: Thông tin tín nhiệm, Xếp hạng Doanh Nghiệp, Thu hồi nợ thương mại

LÊ QUỐC QUYẾT - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG GIAN NAN VỚI THÔNG TIN TÍN NHIỆM

Quá mới mẻ, đầy thách thức nhưng nhưng cũng nhiều sáng tạo cho một hoạt động mới tại Việt Nam. Đó chính là dịch vụ cung cấp thông tin tín nhiệm mà Lê Quốc Quyết - Một giám đốc trẻ đã khơi nguồn và tạo dựng trên thị trường Việt Nam. Ngay từ những năm 1999 Lê Quốc Quyết đã mầy mò tìm hiểu và làm báo cáo tín nhiệm khi chưa là trưởng văn phòng Đại diện của công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R Việt Nam ) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo cáo tín nhiệm ban đầu mà anh làm còn sơ khai mới mẻ và mang tính trách nhiệm cá nhân. Dần dần Anh đã tự tìm tòi, sưu tầm các tài liệu đánh tín dụng của các ngân hàng, các nhà bảo hiểm tín nhiệm và của các công ty thông tin tín nhiệm của Anh Mỹ như Moodys, Standard & Poor ( S&P)…và hình thành lên những bản báo cáo tín nhiệm chuẩn. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế Việt Nam khác hẳn so với những chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường phát triển hàng trăm năm, Anh lại phải đi học tập tại Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia là những nơi mà dịch vụ thông tin tín nhiệm được bắt đầu từ những năm 1970s và gần gũi hơn so với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam.

Với tâm huyết và lòng say mê với các báo cáo tín nhiệm, Anh đã bỏ tiền ra để mua nhiều tài liệu chuyên môn, thuê các chuyên gia quốc tế về đánh giá thông tin tín dụng và tài chính ngân hàng tư vấn và hỗ trợ. Đến cuối năm 2003 anh đã cùng Ban giám đốc xây dựng được một hệ thống lý luận và thực tiễn cho hoạt động thông tin tín nhiệm phù hợp với điều kiện của Việt nam với hàng trăm tiêu chí khác nhau và phương thức kiểm tra chéo đồ sộ.

Khi chúng tôi hỏi để giới thiệu về dịch vụ mới này thì được anh cho biết: “thực ra thông tin tín nhiệm trên thế giới đã có hàng trăm năm nay, nhưng ở Việt Nam thông tin tín nhiệm còn rất mới mẻ. Dù mới cũng không thể đi nhanh vì cần có thời gian. Phải đi chậm nhưng thật chắc, vì nó là sự tín nhiệm.”

Trong một nền kinh tế thị trường mới mẻ nhưng đa dạng đa dạng. Bên cạnh các hoạt động của nhiều công ty có uy tín, Nhiều doanh nghiệp hoạt động một cách bí ẩn, chụp giật, và thậm chí lừa đảo. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh là các doanh nghiệp phải “phơi” mình cho các đối tác hoặc khách hàng thấy rõ mình là ai, ở đâu, và làm gì, có thể có năng lực đến đâu? Nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều có đặc điểm là che dấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che dấu thông tin tài chính thực, và những hạn chế của mình. Trong khi đó bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm ăn đều cần biết sự thật về đối tác.

“ Thông tin tín nhiệm trong thời gian đầu chưa đem lại doanh thu cho tôi nhưng nó thực sự cuốn hút tôi” Anh nói. Sự ra đời của C&R mở ra một trang mới cho hoạt động thông tin tin nhiệm tại Việt Nam và nó đã chứng tỏ một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Đầu năm 2005 Văn phòng đại diện của Công ty C&R đã chính thức khai trương tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Anh được ban giám đốc bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện.

Sự tự tin và quyết tâm của Lê Quốc Quyết đã đạt được những thành quả nhất định và hướng tới những giá trị thực sự đó chính là sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty C&R. Sự tín nhiệm đó được khẳng định trên thị trường tín nhiệm quốc tế, khi C&R chính thức là thành viên của ASIANGATE – Cổng thông tin tín nhiệm Châu á. “Sự tín nhiệm chúng tôi có được là bởi vì chúng tôi khách quan, độc lập và chỉ cung cấp sự thật về doanh nghiệpt” – Anh nói.


Nguyễn Minh Vọng

Vietnam International Bank.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2007

THÔNG TIN TÍN NHIỆM - CREDIT INFORMATION

TÔN TỬ (Sun Tzu) – trong binh pháp được viết vào những năm 500 trước Công nguyên- đã chỉ ra những kỹ thuật phức tạp trong nghệ thuật tình báo và điều tra. Trong Binh Pháp Tôn Tử, Ông đã nhiều lần nhắc lại tính chất quan trọng của việc thu thậpthu thập một cách có hệ thống các thông tin tình báo để chiến thắng trong các cuộc giao tranh. Binh pháp Tôn Tử đã cho chúng ta thấy những giá trị của thông tin, đặc biệt là thông tin tình báo ngay trong thời kỳ cổ xưa. Binh pháp Tôn tử là cuốn sách cổ nhưng là cuốn sách “gối đầu giường” cho những ai có lòng đam mê và khát vọng tiến thân trong thương trường giữa một thế giới hiện đại.

Thông tin trong Binh pháp của Sun Tzu là để cho những chiến thắng huy hoàng trong đánh giặc còn thông tin của C&R là để bạn thành công rực rỡ trong từng quyết định kinh doanh.

QUẢ THẬT : Thương trường là chiến trường”

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã đẩy hàng vạn người lên phía trước và làm hàng triệu triệu người trở nên tụt lại phía sau. Thế giới của hôm nay đã khác nhiều so với thế giới cách đây 24 giờ. Công nghệ thông tin đang xâm chiếm mọi ngõ ngách của cuộc sống. Chưa bao giờ chúng ta có được nhiều thông tin như bây giờ và chưa bao giờ chúng ta lại lệ thuộc nhiều vào thông tin hơn lúc này. Trong tương lai, quả địa cầu nhỏ bé và dễ thương này sẽ ngập chìm trong thông tin hiện đang ào ạt như cơn lốc.

NHƯNG : “ Khi nhiều thông tin nhất là lúc ta thèm khát sự thật nhất”

John Naisbitt

Đúng ! Chính vì vậy, C&R đang bên bạn để cùng nhau tìm hiểu sự thật kinh doanh trước khi ra quyết định. C&R không quyết định thay bạn nhưng đưa cho bạn những nguồn thông tin tín nhiệm quan trong để bạn tham khảo. C&R thèm khát sự thật. Vì vậy C&R làm việc với tinh thần “ ý thức trách nhiệm như của chính mình”.

“WE ARE DROWNING IN INFORMATION BUT STARVED FOR KNOWLEDGE”

John Naisbitt.

Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp -C&R- là một công ty dành cho ai đang thèm khát sự thật kinh doanh. Hằng ngày, C&R tích cóp từng đầu mối thông tin dù cho là nhỏ nhất; Bằng việc tổ chức một cách có hệ thống và quy mô, C&R đã cập nhật liên tục vào cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin tín nhiệm một cách khoa học; Bằng tính khách quan trong suốt quá trình xử lý số liệu và phân tích và của các chuyên gia trong quá trình tổng hợp, C&R đã trở thành công ty thông tin tín nhiệm đầu tiên và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam.

CREDIT INFORMATION & RATING COMPANY - C&R

C&R VIỆT NAM - Ý THỨC TRÁCH NHIỆM NHƯ CỦA CHÍNH MÌNH !

Due Diligence - Đánh giá với trách nhiệm cao nhất

Due Diligence vẫn còn là một khái niệm mới với giới đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, không chuyên nghiệp. Thậm chí với nhiều tổ chức đầu tư - tài chính chuyên nghiệp ở Việt Nam, khái niệm này vẫn rất lạ.

Due Diligence - Đánh giá với trách nhiệm cao nhất là một khái niệm dùng chung cho hoạt động khảo sát, thẩm định, đánh giá, phân tích một dự án, một hoạt động kinh doanh hoặc một hoạt động thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra từ trước. Hoạt động đánh giá này ở một số nơi là mang tính pháp lý - nghĩa là có yêu cầu chính thức và bắt buộc phải thực hiện và đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây thường là đánh giá khách quan, chủ động thực hiện nhằm đạt mục tiêu mong muốn.

Định nghĩa như vậy vẫn hoàn toàn là mờ mịt, có thể hiểu một cách hình tượng như sau: Bạn là một người thuyền trường trên chiếc Titanic, khi tàu ở ngoài khơi, bạn trở thành ông vua, một ông vua có trách nhiệm nặng nề với tất cả những sinh mạng đang cười nói ở trên tàu. Trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả tình huống xấu nhất (như nó lỡ xảy ra rồi) bạn có trách nhiệm đánh giá một cách khách quan với trách nhiệm cao nhất điều gì cần làm để mang lại được lợi ích tối đa cho tập thể đang ở trên tàu, không có chỗ cho tư lợi hay thiên vị cá nhân trong việc đánh giá này.

Khái niệm Due Diligence đặc biệt quan trọng trong hoạt động sáp nhập và mua lại. Ở đó khái niệm này là tên cho quá trình tổ chức tiến hành sáp nhập/mua lại tiến hành đánh giá, định giá và phân tích đối tượng của mình, chắc chắn không để xảy ra những sơ suất chủ quan/có chủ ý, kết quả quá trình này là cơ sở cho mọi tính toán khác của thương vụ.

Due Diligence là một từ cổ, được dùng rông rãi trong nhiều chuẩn mực đầu tư khác nhau trên thế giới và có những khác biệt nhất định trong quy định áp dụng ở mỗi nơi.

  • Tại Mỹ Due Diligence là những khảo sát, nghiên cứu phân tích sử dụng các thông số đãdue4.jpg được công bố rộng rãi hoặc có thể nhận thức từ bên ngoài, chẳng hạn như thông tin báo chí, tài liệu doanh nghiệp nộp lên UBCK các thông tin xung quanh vấn đề đăng ký, pháp lý; và ở mức độ sâu hơn có thể là những phân tích về các xung đột lợi ích, giao dịch nội gián và những vấn đề khác mà báo giới đã ghi nhận và có ghể gây tác động tiêu cực cho quá trình triển khai một kế hoạch kinh doanh mới của một doanh nghiệp.
  • Khái niệm này được quy định tương đối khác ở các nước thuộc Vương Quốc Anh. Khái niệm đánh giá với trách nhiệm cao nhất - due diligence ở đây thường đồng nghĩa với những khảo sát, nghiên cứu phân tích về các dữ liệu "riêng tư" như các bảng kiểm toán nội bộ, các hợp đồng quan trọng,... Chính vì điều này, để thực hiện được đánh giá bắt buộc phải có chấp thuận từ phía đối tượng được đánh giá, mục tiêu của việc đánh giá thường phục vụ cho các vụ mua lại chủ động, mua lại riêng lẻ/cá nhân hoặc phục vụ cho một khoản vay ngân hàng, tất nhiên kết quả đánh giá due diligence trong trường hợp này cũng được đưa vào dạng bảo mật tuyệt đối.

Due Diligence trong từng ngành

Trong lĩnh vực Công nghệ (theo TechEncyclopedia)
Là nghiên cứu, phân tích nói chung.

Trong lĩnh vực đầu tư (theo Investopedia)
  1. Một cuộc khảo sát hay kiểm toán với một dự án đầu tư tiềm năng. Due Diligence ở đây được thực hiện nhằm xác thực mọi chi tiết làm cơ sở cho quá trình ra quyết định.
  2. Thông thường, khái niệm này thể hiện những điểm cần quan tâm mà một cá nhân hay tổ chức phải đánh giá trước khi tham gia vào một thỏa thuận hay giao dịch với một bên khác.
Quyết định mua một tài sản trong hoạt động đầu tư thường được đưa ra dựa trên kết quả của một phân tích với trách nhiệm cao nhất (due diligence). Phân tích này bao gồm việc khảo sát lại toàn bộ các thông số tài chính và những dữ liệu khác có liên quan trực tiếp đến vụ mua bán. Bên bán cũng có thể thực hiện một phân tích due diligence với bên mua. Những điểm thường được đưa vào trong phân tích của bên bán là năng lực mua thực của bên mua, những yếu tố tác động đến thể chế/tổ chức của tài sản bị mua hoặc chính bên bán.

Phân tích/Đánh giá với trách nhiệm cao nhất là cách để các bên tham gia vào một hoạt động đầu tư có thể tránh được những tác động xấu có thể dự báo trước đối với giao dịch của họ.

due3.jpgTrong lĩnh vực ngân hàng (Theo từ điển Barron's)

  1. Ngân hàng. Trách nhiệm của người quản lý ngân hàng và các chuyên viên phải đảm bảo nguyên lý hành vi an toàn trong đánh giá các đơn xin vay;
  2. Chứng khoán. Trách nhiệm của bên thực hiện bảo lãnh chứng khoán phải giải trình chi tiết về đợt phát hành chứng khoán mới mà họ đang thực hiện với những bên có mong muốn tham gia mua. Hình thức này thường thể hiện dưới dạng một cuộc họp - gọi tên là cuộc họp báo cáo với trách nhiệm cao nhất.
  3. Trong hoạt động kinh doanh nói chung. Trong hoạt động mua lại và sáp nhập: những hoạt động kiểm tra, đánh giá chi tiết sổ sách nhằm đảm bảo chất lượng của các tài sản cũng như nghĩa vụ nợ của công ty sẽ bị sáp nhập/mua lại.

Trong lĩnh vực bất động sản (Theo từ điển Barron's)

  1. Đảm bảo những trách nhiệm và nỗ lực cần thiết khi thực hiện mỗi hợp đồng. Ví dụ: Một người có nhu cầu mua nhà khác ký vào hợp đồng bán ngôi nhà hiện tại mà anh ta đang ở. Anh ta kỳ vọng bên trung gian bán nhà sẽ thực hiện hoạt động marketing đảm bảo các yêu cầu due diligence để bán ngôi nhà của mình.
  2. Đảm bảo những trách nhiệm và nỗ lực cần thiết để cung cấp các thông tin chính xác, hoàn thiện. Những thông tin này bao gồm các đặc trưng vật lý, tài chính, pháp lý và cả xã hội của bất động sản, của hoạt động đầu tư sẽ thực hiện và các hoạt động bảo lãnh cho khoản vay nếu có. Chẳng hạn: Một quỹ hưu trí yêu cầu một nhóm chuyên gia thực hiện các nghiên cứu due diligence về một bất động sản mà quỹ đó muốn mua. Những vấn đề cần quan tâm sẽ bao gồm cả hệ thống điện, cơ sở hạ tầng, điều kiện thị trường khu vực, các nguồn cạnh tranh mua bất động sản đó và các xung đột/quẫy nhiễu từ môi trường xung quanh.
  3. Khảo sát bất đông sản để xác định những nguồn có khả năng gây tác động tiêu cực. Chẳng hạn: trước khi cho một khu thương mại mậu dịch vay tiền, bên cho vay sẽ yêu cầu phải tiến hành hoạt động kiểm tóan môi trường với các tiêu chí đảm bảo due diligence. (kiểm toán môi trường đánh giá tình hình cơ sở vật chất, vệ sinh, tác động đến môi trường và chi phí để dỡ bỏ đi hoàn toàn,...)
Trong hoạt động kinh doanh nói chung, khái niệm đánh giá với trách nhiệm cao nhất hàm chứa ý nghĩa về những hoạt động phân tích, khảo sát đánh giá tự tiến hành, hoặc thuê ngoài, nhằm cung cấp cho ban quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về dự án, ý tưởng kinh doanh hoặc hoạt động giao dịch mà doanh nghiệp đó đang xem xét.

due-diligence.jpgDue Diligence là một từ cổ, với khái niệm phức tạp, được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mỗi lĩnh vực lại có những hệ thống tiêu chuẩn cũng rất khác. Có thể hiểu một cách đơn giản, một đánh giá mang tính due diligence là đánh giá khách quan, đa chiều, chi tiết, tỉ mỉ, đảm bảo tránh được mọi rủi ro có thể lương trước và mang lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.